Mỡ chịu nước là gì? Tại sao nên lựa chọn mỡ chịu nước?
Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, vẫn có những đặc điểm không thay đổi. Một trong số đó là nguy cơ nhiễm nước. Nước có thể tiếp xúc với máy móc của bạn theo nhiều cách khác nhau. Một số máy thậm chí còn có khả năng tự tạo ra nước. Vì nước có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của máy, nên phải có một loại mỡ bôi trơn chất lượng cao có khả năng bảo vệ máy móc của bạn khỏi các chất gây ô nhiễm nước. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được mỡ chịu nước là gì? Tại sao nên lựa chọn mỡ chịu nước.
Mỡ chịu nước là gì
Mỡ chịu nước, hay còn gọi là mỡ bôi trơn kháng nước (Water-resistance grease), là một loại mỡ đặc biệt được tạo ra bằng cách kết hợp các chất phụ gia chuyên dụng với những chất làm đặc có khả năng kháng nước vượt trội. Các chất làm đặc này, bao gồm Calcium, Lithium complex, Polyurea, Calcium Sulfonate, Barium Complex, PTFE và Silica, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khả năng chống rửa trôi và bảo vệ thiết bị khỏi sự xâm nhập

Nước ảnh hưởng tới máy móc như thế nào?
Sự hiện diện của nước trong máy móc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận của máy. Ăn mòn bề mặt hoặc rỗ bề mặt là các vấn đề thường gặp nhất. Nước cũng có liên quan trực tiếp đến việc gây ra hiện tượng “surface fatigue” nhanh chóng, đặc biệt là ở vòng bi, thông qua sự xâm thực và vết nứt hydro gây ra. Nước cũng làm giảm hiệu quả bôi trơn, chẳng hạn như giảm độ dày màng bôi trơn và giảm khả năng chịu tải.

Surface fatigue tạm dịch là mỏi bề mặt, mỏi bề mặt là hiện tượng hư hỏng lớp trên cùng của một vật thể do chịu tải trọng lặp đi lặp lại. Nó có thể được phân biệt với các loại hư hỏng khác vì nó chỉ xảy ra trên bề mặt. Mỏi bề mặt xuất hiện chủ yếu dưới dạng các vết nứt vi mô và có thể lan rộng sang các bộ phận khác của vật thể nếu không được kiểm soát
Tại sao nên lựa chọn mỡ chịu nước?
Nhiều bộ phận được bôi trơn bằng mỡ hoạt động trong môi trường ẩm ướt, khiến chúng dễ bị nhiễm nước, làm giảm hiệu suất, chức năng và tuổi thọ của mỡ. Do đó, việc lựa chọn loại mỡ chịu nước thích hợp có thể cải thiện đáng kể đến tuổi thọ của máy móc.
Nước thường được coi là một trong những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất có thể gây hư hỏng cho máy móc của bạn và có một số cách khiến nước có thể xâm nhập vào thiết bị của bạn và gây ra thiệt hại. Nhưng dù xâm nhập bằng cách nào, nước cũng có thể dẫn đến những hậu quả tốn kém như ăn mòn, rò rỉ, oxy hóa và hạn chế dòng chảy của dầu.
Ứng dụng của mỡ chịu nước
Mỡ chịu nước thường được sử dụng trong các nhà máy thép, nhà máy giấy, hoạt động khai thác mỏ, thiết bị sản xuất thực phẩm, thiết bị ngoài trời, vòng bi bánh xe, dây cáp, xích và các ứng dụng khác mà tại đó các bộ phận phải tiếp xúc liên tục với độ ẩm và nước.
Phương pháp kiểm tra và đánh giá mỡ chịu nước
Làm thế nào để bạn biết liệu loại mỡ chịu nước mà bạn đã chọn có phải là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của bạn hay không? Cùng tìm hiểu qua các phương pháp kiểm tra và đánh giá mỡ chịu nước dưới đây:
Thử nghiệm rửa trôi bằng nước – Water Washout Test
Thử nghiệm rửa trôi nước, tuân thủ phương pháp thử nghiệm ASTM D1264, là một phương pháp đo khả năng mỡ bám dính trên vòng bi khi mẫu được nhúng hoặc phun tia nước. Kết quả thu được từ thử nghiệm rửa trôi nước được áp dụng trong quá trình kiểm tra và đánh giá khả năng chịu nước của mỡ.

Thử nghiệm phun nước – Water Spray Off
Thử nghiệm phun nước, tuân thủ phương pháp thử nghiệm ASTM D4049, phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chống rửa trôi của mỡ bôi trơn khi tiếp xúc trực tiếp với tia nước. Trong thử nghiệm này, một mẫu mỡ được trải đều trên một bề mặt phẳng và sau đó được phun trực tiếp bằng tia nước với áp suất và thời gian xác định. Sau khi phun, lượng mỡ còn lại trên bề mặt được đo lường và so sánh với lượng mỡ ban đầu để xác định tỷ lệ % mỡ bị rửa trôi.

Kết luận
Có nhiều khía cạnh cần xem xét khi cố gắng lựa chọn loại mỡ chịu nước tốt nhất cho máy móc của bạn. Bằng cách hiểu các khía cạnh khác nhau của máy móc và nhu cầu bôi trơn của chúng là gì, bạn có thể xác định đúng loại mỡ nào có thể giúp bảo vệ máy móc của bạn và bảo vệ bạn khỏi những hỏng hóc và sửa chữa tốn kém.