Đánh giá chất lượng và lựa chọn mỡ bôi trơn
Việc giám sát và đánh giá chất lượng mỡ bôi trơn được xem như một công việc hàng ngày của các kỹ sư bảo trì, giúp đảm bảo độ tin cậy, tính ổn định của máy móc, ngăn ngừa sự cố và giảm thiểu chi phí bảo trì. Vậy làm thế nào để đánh giá và lựa chọn đúng loại mỡ bôi trơn cho máy móc?
Cấu tạo của mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn gồm 3 phần: dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia. Thông thường, dầu gốc được xem là thành phần chủ đạo và thường chiếm từ 80 – 95% trong mỡ bôi trơn. Do đó, các nhà sản xuất vòng bi thường dùng độ nhớt của dầu gốc là yếu tố cốt yếu để lựa chọn ứng dụng cho mỡ bôi trơn. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay về 2 thành phần còn lại là chất làm đặc và phụ gia ngày càng phát triển. Do đó, dầu gốc ngày càng ít đóng vai trò quyết định hơn mà trở thành một thành phần có thể có tác dụng đồng thời với các thành phần khác.
Thành phần thứ 2 là chất làm đặc. Chất làm đặc là “body” của mỡ, quyết định đến đặc tính của mỡ bôi trơn. Sản xuất chất làm đặc là một quá trình phức tạp. Nguyên liệu và quy trình sản xuất sẽ quyết định liệu chất làm đặc có mang lại hiệu quả vượt trội hay không. Các chất làm đặc thường là soaps kim loại, complex soaps, chất làm đặc tổng hợp hữu cơ, chất gel vô cơ… và thường chiếm từ 2 – 20% trong công thức của mỡ.
Phụ gia được đưa vào công thức mỡ để cung cấp các chức năng đặc biệt như chống rỉ sét, chống ăn mòn, chống oxi hóa, đặc tính chống mài mòn, chịu cực áp, hoặc cải thiện khả năng bôi trơn. Các phụ gia có thể là chất rắn hoặc lỏng, và thường chiếm từ 0 – 15% hoặc nhiều hơn trong công thức mỡ, phụ thuộc vào mục đích mong muốn.

Liệt kê các loại dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia thông dụng
Dầu gốc
Base Oils |
Chất làm đặc
Thickners |
Phụ gia
Performamce additives |
Mineral Oils | Simple Soaps | Chất chống oxi hóa
Antioxidants |
Asphaltic | Aluminum | Phụ gia chống mài mòn
Anti-wear additives |
Naphthenic | Calcium hydrated | Phụ gia chịu cực áp
Extreme pressure additives |
Paraffinic | Calcium anhydrous | Ứng chế hoạt động kim loại
Metal deactivators |
Hydrocracked | Natri
Sodium |
Chất ức chế ăn mòn
Corrosion inhibitor |
Bari
Barium |
Chất ức chế rỉ sét
Rust inhibitors |
|
Synthetics | Lithium | Phụ gia bám dính
Tackniess additives |
PAO | Trộn nhiều gốc làm đặc | Phụ gia tái cấu trúc
Structure modifiers |
Polyol esters | Phụ gia cải thiện điểm chảy
Pour point depressants |
|
Silicone | Complexes | Phụ gia cải thiện ma sát
Friction modifiers |
Fluorinated Oil | Barium complex | Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt
Viscosity index improves |
Polyglycols | Calcium complex | Chất nhuộm và màu
Dyes and colorants |
Dibasis Acid Ester | Lithium complex | |
Phosphate Esters | Aluminum complex | Phụ gia rắn
Solid additives |
Pentaphenyl Ether | Titanium complex | (MoS2) Molybdenum disulfide |
Tetraphenyl Ether | Calcium sulfonate | Graphite |
Monoalkyl Ether | ZnO | |
Cyclopentanes | Polyurea | TiO2 hoặc NiO2 |
Naphthalenes | Clay | Polyethylene |
Fumed silica | PTFE | |
Biological | Coal dust | Boron nitride |
Vegetable oil | PTFE (Teflon) | Carbon black |
Animal oil | Ash | Silver flake |
Phân tích và lựa chọn mỡ bôi trơn
Việc hiểu và lựa chọn loại mỡ bôi trơn phù hợp nhất cho mỗi ứng dụng là một nhiệm vụ vô cùng khó. Rất nhiều phương pháp phân tích đã được phát triển để xác định các đặc tính và hiệu quả của mỡ bôi trơn.
Các phương pháp ASTM để phân tích đặc tính của mỡ bôi trơn
Đặc tính | Phương pháp | Mô tả | Kết quả test |
Độ ổn định cắt | ASTM D 217 | Độ xuyên kim đa chu kỳ | Giá trị càng ít thay đổi thì độ ổn định cơ khí của mỡ càng cao |
ASTM D 1831 | Độ ổn định lăn | ||
ASTM D 1263 | Rò rỉ vòng bi | Đo đạc % mất mát của vòng bi
Giá trị càng thấp càng tốt, trên 5% sẽ gây ra hư hại |
|
Chống oxi hóa | ASTM D 942 | Oxi hóa bomb | Đo đạc khả năng chống oxi hóa của mỡ. Giá trị càng thấp càng tốt. |
ASTM D 3527 | Tuổi thọ vòng bi | Thời gian càng lâu, khả năng bôi trơn càng dài cho mỡ ứng dụng trong nhiệt độ cao | |
ASTM D 3336 | Hiệu suất ở nhiệt độ cao | Nhiệt độ càng cao, khả năng bôi trơn ở nhiệt độ cao càng tốt | |
Khả năng kháng nước | ASTM D 1264 | Rửa nước | Giá trị càng thấp thì khả năng rửa trôi bằng nước càng nhỏ |
ASTM D4049 | Phun nước | ||
Khả năng tách dầu | FTM 321.3 | Tách dầu (tĩnh) | Đo đạc lượng dầu có thể bị phân tách trong quá trình tồn chứa |
ASTM D1742 | Tách dầu áp suất | Đo đạc lượng dầu có thể bị phân tách khi mỡ hoạt động | |
Khả năng chịu cực áp | ASTM D2596 | Tải trọng 4 bi | Điểm tiếp xúc, tải trọng giống như bạc đạn vòng bi, giá trị càng lớn thì khả năng chịu tải càng cao |
ASTM D2509 | Phương pháp Timken | Đường tiếp xúc, tải trọng giống như bạc đạn con lăn, giá trị càng lớn thì khả năng chịu tải càng cao | |
ASTM D2266 | Tải trọng 4 bi chống mòn | Giá trị càng thấp, khả năng bảo vệ càng tốt | |
Khả năng chống ăn mòn | ASTM D1743 | Kiểm tra chống rỉ sét | Kiểm tra khả năng bảo vệ bề mặt vật liệu của mỡ khỏi nước và các tác nhân gây ăn mòn. Phương pháp test tĩnh |
EMCOR | Kiểm tra khả năng bảo vệ bề mặt vật liệu của mỡ khỏi nước và các tác nhân gây ăn mòn. Phương pháp test động | ||
ASTM D130 | Ăn mòn tấm đồng | 1A là giá trị tốt nhất, thông thường là giá trị 1B, thể hiện khả năng bảo vệ kim loại màu. | |
Khả năng bơm chảy | ASTM D4693 | Momen xoắn nhiệt độ thấp | Đo khả năng chảy của mỡ trong vòng bi ở nhiệt độ thấp. Giá trị càng thấp càng tốt |
US Steel LT37 | Tính di động | Đo khả năng chảy của mỡ ở nhiệt độ xác định ở áp suất 150 psig. Giá trị càng cao càng tốt, giới hạn là 2g/phút | |
Giám sát chất lượng | ASTMD 2265 | Điểm nhỏ giọt | Đo nhiệt độ tan chảy của soaps, thường được dùng để xác định nhiệt độ làm việc trên của mỡ. |
Các kết quả test chỉ đưa ra lộ trình cho sự lựa chọn về loại mỡ bôi trơn. Để xác định chính xác loại mỡ bôi trơn tốt nhất cho từng ứng dụng, thì việc đánh giá tại công trường phải được tiến hành cụ thể. Việc lựa chọn mỡ bôi trơn tại công trường là một công việc khó khăn, nếu không muốn nói là mệt mỏi. Xây dựng một bảng đánh giá để so sánh các kết quả thử nghiệm rất quan trọng. Thách thức đặt ra là phải đánh giá chính xác thử nghiệm nào mô phỏng chính xác môi trường thực tế mà mỡ phải làm việc. Để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác và sáng suốt cho mỗi ứng dụng bôi trơn, thì một số thử nghiệm phải được tiến hành để kiểm tra hiệu quả bôi trơn.
Bảng so sánh chất lượng mỡ bôi trơn
Loại chất làm đặc | ASTM | Lithium complex | Bentonite | Calcium sulfonate |
Nhiệt độ nhỏ giọt, oC | D 2265 | 270 – 280 | Không | 300 – 320 |
Độ xuyên kim
– Unworked – 60 – 100000 % thay đổi – 60 đến 100000 |
D 217 |
261 265 279
5.3 |
269 281 301
7.1 |
275 278 280
<1% |
Rửa nước | D 1264 | 3.1 | 6.6 | 0.1 |
Tải trọng hàn 4 bị, kg | D 2596 | 300 | 400 | 1000+ |
Tải trọng mòn 4 bi, mm | D 2596 | 0.49 | 0.86 | 0.34 |
Rất nhiều nhà máy sử dụng rất nhiều loại mỡ khác nhau, điều này gây ra sự lãng phí, vì vậy phải cố gắng tối ưu số lượng các loại mỡ bôi trơn sử dụng trong nhà máy. Kỹ thuật này được gọi là hợp nhất chất bôi trơn. Công việc này thuộc về đội bảo trì, và đội bảo trì phải cố gắng tìm kiếm các loại mỡ có thể bôi trơn cho nhiều vị trí khác nhau.
Nguyên tắc ứng dụng mỡ bôi trơn
Chức năng chính của mỡ bôi trơn là phân tách bề mặt kim loại, chuyển ma sát khô thành ma sát ướt để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi mài mòn. Thực tế mỡ sẽ chảy và tạo thành một lớp màng bôi trơn mỏng giữa 2 bề mặt. Sự kết hợp giữa dầu gốc, chất làm đặc, chất bôi trơn rắn, và phụ gia sẽ hỗ trợ cho màng bôi trơn và bảo vệ bề mặt. Trong điều kiện hoàn hảo lớp màng sẽ hạn chế tối đa quá trình mài mòn, tuy nhiên không bao giờ có điều kiện nào là hoàn hảo.

Trong điều kiện tải nặng, mỡ sẽ bị vón và bị ép ra các cạnh của ống lót hoặc rảnh bạc. Trong điều kiện chịu áp cực áp liên tục, lớp màng bôi trơn sẽ bị bẻ gãy, lúc này khả năng bôi trơn của mỡ sẽ phụ thuộc vào các thành phần khác, chứ không nhất thiết phải là thành phần dầu gốc. Trong trường hợp này, mỡ bôi trơn sẽ bị áp suất cực lớn ép ra ngoài chỉ trong vòng giây lát, đến mức chỉ còn một lượng chất phụ gia đặc biệt như phụ gia chống mài mòn, phụ gia giảm tải va đập, phụ gia kết dính polymer, phụ gia chịu cực áp, chất bôi trơn rắn… là còn bán dính là tạo ra lớp màng giữa bề mặt kim loại. Các chất phụ gia này sẽ lấp đầy các bề mặt kim loại và tạo thành lớp màng vững chắc bảo vệ và giảm ma sát.

Mỡ bôi trơn có thể được gia cường bằng chất bôi trơn rắn như Molybdenum disulfide (MoS2) hoặc graphite đồng thời kết hợp với các phụ gia chống mài mòn nồng độ cao và chất làm đặc như calcium sulfonate. Sự kết hợp này cho phép mỡ có thể chống chịu được áp suất và hấp thụ rung chấn. Sự kết hợp đa dạng giữa phụ gia, chất bôi trơn rắn, chất làm đặc giúp tăng làm khả năng bôi trơn.
Giải quyết các vấn đề bôi trơn bằng loại mỡ phù hợp có thể giảm đáng kể sự mài mòn và hư hỏng cho các chi tiết máy. Khi lựa chọn một loại mỡ bôi trơn cho một ứng dụng, cần phải xem xét lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề chính nhất. Chất lượng và hiệu quả bôi trơn là cực kỳ quan trọng để kéo dài tuổi thọ của vòng bị cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các sự cố hư hại của máy móc.
Điều kiện hoạt động của mỡ bôi trơn trong thực tế
Các công nghệ bôi trơn hiện đại được phát triển để kéo dài tuổi thọ cho các chi tiết máy, giảm thời gian dừng máy, chi phí thay thế cũng như nhân công lao động. Mỡ bôi trơn có thể được ứng dụng cho rất nhiều loại máy móc trong các điều kiện vận hành có thể ảnh hưởng đến mỡ và gây ra sự cố như:
- Quá nhiệt
- Áp suất quá cao
- Ngập nước
- Chứa nhiều tạp chất
Tất cả các yếu tố trên có thể làm giảm cấp mỡ và làm cho các chi tiết cơ khí không được bảo vệ. Các yếu tố trên nếu không được giải quyết có thể gây hư hại thiết bị, dẫn đến dừng máy, phải thay thế phụ tùng, và tăng nhân công. Các vấn đề có thể được chia làm 3 nhóm chính:
- Quá tải – Excessive load
Tải trọng của lót bạc và vòng bị vượt quá khả năng chịu tải của mỡ, dẫn đến quá nhiệt, kim loại bị va chạm do không có lớp màng bôi trơn, ma sát, mài mòn lớn.
- Quá nhiệt cục bộ – Excessive localized heat
Quá nhiệt do máy móc hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc do ma sát cường độ cao làm giảm cấp và vón cục mỡ bôi trơn.
- Tạp chất – Contamination
Bùn đất, nước, hơi nước có thể rửa trôi mỡ và làm cho vật liệu không được bôi trơn. Cặn bẩn, hạt mài mòn có thể trộn lẫn với mỡ gây ra mài mòn. Axit, ba zơ, và các hóa chất tẩy rửa có thể làm hư hại mỡ và gây ăn mòn.
Lựa chọn mỡ bôi trơn dựa trên đặc điểm và chức năng
Một lần nữa, việc lựa chọn mỡ bôi trơn cần phải xem xét trên nhiều phương diện, các bước dưới đây có thể được dùng để đánh giá và đưa ra lựa chọn chính xác.
Môi trường làm việc, thiết bị được vận hành trong điều kiện nào?
- Khô ráo ( trên 65oC)
- Nóng ẩm (trên 65oC)
- Nhiệt độ thấp (dưới 0oC)
- Có hơi nước (tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp)
- Dưới nước (nước sạch hay nước biển)
- Nhiều bùn bẩn
- Nhiệt độ thay đổi liên tục
- Môi trường hóa chất, axit
Điều kiện vận hành
- Tải trọng nặng
- Tốc độ cao
- Rung lắc liên tục
- Các kim loại khác nhau trong vòng bị, lót bạc.
Trong trường hợp nhiều loại mỡ được sử dụng trong cùng một khu vực, việc nhầm lẫn ứng dụng có thể xảy ra. Một số loại mỡ có thể không tương thích, việc trộn lẫn mỡ có thể gây ra hư hại cho máy.
Đặc tính | Calcium sulfonate | Aluminum complex | Calcium Complex | Lithium Complex | Polyurea tổng hợp | Đất Bentone | Calcium | Lithium | Sodium | Barium Complex |
Điểm nhỏ giọt, oC | 315+ | 260+ | 260+ | 230 – 260 | 218 – 246 | 82 – 93 | 177 – 205 | 177 – 205 | 205+ | |
Nhiệt độ làm việc, Max, oC | 260+ | 205 | 163 | 177 | 135 | 260 | 82 | 121 | 121 | 150 |
Dùng cho nhiệt độ cao | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Tốt | Tuyệt vời | Kém | Tốt | Tốt | Tốt |
Khả năng chạy ở nhiệt độ thấp | Rất tốt | Rất tốt | Kém | Tốt | Tốt | Tốt | Rất Tốt | Tốt | Kém | Kém |
Khả năng chống rung động, chịu tải | Tuyệt vời | Rất tốt | Tốt | Tốt | Rất Tốt | Kém | Tốt | Kém | Kém | Tốt |
Độ ổn định cơ khí | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Tốt | Tuyệt vời | Tốt | Kém | Kém | Tuyệt vời | Kém | Kém |
Kháng nước | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Tốt | Tốt | Kém | Tuyệt vời | Kém | Rất kém | Tuyệt vời |
Độ ổn định oxi hóa | Tuyệt vời | Tuyệt vời | Rất tốt | Tốt | Tuyệt vời | Tốt | Kém | Tốt | Tốt | Tốt |
Chỉ sổ Leon-Maxwell | 90 – 100 | 80 – 90 | 40 – 50 | 70 – 80 | 50 – 80 | 60 – 70 | 40 – 50 | 60 – 75 | 30 – 40 | 30 – 40 |